
DO ART Đã từ lâu đề tài tĩnh vật vốn là một đề tài bắt buộc bất cứ họa sĩ nào cũng phải vẽ qua ít nhất một lần trong đời. Với mong muốn vẽ nên một tác phẩm có chủ đề về thần thoại Hy Lạp, chúng tôi đã tìm hiểu rất lâu trong giai đoạn đi tìm mẫu vật, nhằm sắp xếp bố cục nhóm tĩnh vật thành một đề tài có ý nghĩa.
Bạn đang xem: Tranh vẽ thần thoại hy lạp
Từ đó, heckorea.comđã hoàn thiện tác phẩm này, đi kèm là bài viết hướng dẫn cách vẽ cho những ai có nhu cầu tìm hiểu để tham khảo.
Bước 1:
Phác hình bằng những đường thẳng đơn giản dựa trên quá trình đo tỉ lệ thật kĩ lưỡng, đồng thời kiểm tra bố cục khung hình trong một tờ giấy cho hợp lý nhằm tránh tình trạng vẽ thiếu mẫu hay dư không gian quá nhiều làm hỏng bố cục.Dựa vào các nét phác đã được chắt lọc & đo tỉ lệ thật kĩ lưỡng, tiếp theo chúng ta dựng hình kĩ hơn bằng cách đi sâu vào việc miêu tả đặc điểm của tượng & quần thể tĩnh vật.Sau khi dựng hình xong, chúng ta nheo mắt lại để lên bóng sáng tối lớn cho nhóm tĩnh vật, vì tôi muốn làm tượng nổi bật nhất nên tôi đặc biệt tập trung miêu tả sáng tối trên tượng nhiều hơn những phần còn lại.Lưu ý trong quá trình miêu tả sáng tối cũng nên thường xuyên kiểm tra lại tỉ lệ & đặc điểm mẫu, không nên chủ quan vì trong bước này nếu vẽ sai vẫn có thể sửa lại được.
Bước 2:
Song song với việc đặc tả sáng tối trên nhân vật chính, nhưng không phải vì vậy mà lơi lỏng những phần còn lại, phương pháp vẽ đúng là phải lên sáng tối tổng thể cho toàn bộ vật mẫu, nhằm quan sát một cách toàn diện nhất sắc độ của tác phẩm.Nheo mắt lại để xem màu sắc của từng vật mẫu trong đó màu sắc của mẫu nào là sáng nhất (vì mỗi màu sắc đều có sắc độ khác nhau), từ đấy ta phân chia sắc độ của từng mẫu có màu sắc khác nhau ra làm nhiều phần, để ưu tiên độ đậm nhất trong bài vẽ sẽ nằm ở đâu.Vì chất liệu thủy tinh hơi khó vẽ do ánh sáng chiếu vào từ một phía, chỉ cần thay đổi góc nhìn là mẫu sẽ thay đổi cho nên khi vẽ chất liệu thủy tinh phải chịu khó nheo mắt thường xuyên & giữ vững góc nhìn mẫu của mắt. Lưu ý ưu tiên lên đậm từ những phần đậm nhất trước.
Bước 3:
Sau khi đã hoàn thành xong bước tả sáng tối lớn cho toàn vật mẫu, ta chuyển qua tập trung lại vào nhân vật chính, đó là tượng bán thân nữ chiến binh.Luôn chú ý chuốt nhọn chì để tăng đậm đỉnh khối & vẽ độ chuyển sao cho khối mềm vì đây là chất liệu thạch cao. Những độ sáng trên khối có thể tả độ chuyển thật nhẹ bằng cách dùng chì nhạt B hơn. Lưu ý góc độ của tượng là từ dưới nhìn lên nên độ tương phản trên gương mặt của tượng không bằng như độ tương phản ở khu vực áo & trang sức.Nhấn nhá thêm một chút những chỗ đậm trên các tĩnh vật khác để chuẩn bị đặc tả chúng sao khi hoàn thành tượng.Phản quang trên tượng khá sáng do ánh sáng chiếu mạnh, đồng thời cũng do vị trí đặt tượng ở gần tường.Xem thêm: Cách Dùng Hàm Sumif Trong Excel, Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Sumif Trong Kế Toán Excel

Bước 4:
Ngay sau khi vẽ xong tượng, tôi vẽ bóng đổ vào ngay, mục đích là để quan sát xem phản quang trên tượng có hợp lý chưa? Bóng đổ có ảnh hưởng gì nhiều đến sắc độ của các tĩnh vật khác hay không? Độ đậm trên tượng có bị nhạt quá so với bóng đổ hay không?... Rất nhiều vấn đề xảy ra khi không vẽ nền vào.Sau khi vẽ nền xong, tôi bắt đầu chuyển qua đặc tả các tĩnh vật còn lại theo thứ tự từ phải sang trái, bởi vì những tĩnh vật bên phải chịu ảnh hưởng bởi bóng đổ & nền không gian nên nếu tập trung xử lý phần tĩnh vật bên phải trước sẽ tiện hơn.Trong khu vực nhóm tĩnh vật bên phải có chùm nho là sắc độ phong phú nhất, vì mỗi quả nho đều có màu sắc & sắc độ của từng vùng khác nhau. Do quả nho màu sắc đậm nên ít chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng chiếu vào làm cho chúng không được rõ ràng sáng tối giống như tượng thạch cao. Vì vậy khi vẽ chùm nho phải nheo mắt lại quan sát thật nhiều để phân biệt được màu sắc đậm nhạt của chúng chứ không nên vẽ theo kiểu sáng tối giống như tượng thạch cao. Lưu ý là quả nho bên trong có sắc độ đậm hơn quả nho bên ngoài.Sau khi vẽ xong chùm nho, tôi bắt đầu vẽ tiếp đến tĩnh vật ly rượu nằm. Chiếc ly nằm có cấu trúc không quá phức tạp nhưng do góc nằm, cộng với hình thù uốn lượn nên vẽ không gióng trục & đo tỉ lệ cẩn thận sẽ rất dễ vẽ bị sai. Do tính chất của thủy tinh là trong suốt & phản sáng nên lúc vẽ cũng phải nheo mắt thật nhiều mới thấy rõ được những chỗ đậm nhạt trên ly thủy tinh. Đặc biệt khi vẽ thủy tinh nên chú ý vẽ từ nhạt đến đậm, đề phòng những chỗ sáng nhất trên cái ly lỡ tay làm đậm quá sau này muốn lấy sáng trắng ra không được.Kế đến là bình rượu, tính chất của bình rượu cũng giống như cái ly nên vấn đề của chúng là như nhau, có điều trong bình rượu có nước nên ngoài việc tả chất liệu thủy tinh còn phải để ý đến sắc độ của nước rượu. Muốn vẽ cho chai rượu trông thật nhất có thể hãy giương mắt ra nhìn cho kĩ từng chi tiết nhỏ bên trong là được.Sau cùng là vải, tôi dùng vải đã được gấp nhiều nếp gấp sẵn để hợp với bố cục bức tranh hơn. Đáng ra tôi phải tả cho đúng màu sắc của tấm vải là màu nâu, màu đậm nhất của toàn bức tranh, nhưng nếu tôi làm vậy bố cục sẽ bị kéo hẳn xuống dưới gây nặng nề nên tôi cố ý gia giảm sắc độ cho hợp lý.