Tiêu chuẩn thiết kế trường trung học phổ thông

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (trường thpt) xét chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia đó là nội dung có trongthông tư 18/2018/TT-BGDĐT. Bên cạnh đó, thiết kế nội thất trường học nó còn là tiền đề quan trọng để các nhà lãnh đạo cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục.

Bạn đang xem: Tiêu chuẩn thiết kế trường trung học phổ thông

Cùng chúng tôi tìm hiểu và nắm rõ hơn về các tiêu chuẩn thiết kế trường trung học cơ sở trong bài viết ngay sau đây.

*
Tiêu chuẩn thiết kế cơ sở vật chất trường THCS. Ảnh: Internet

1. Các tiêu chuẩn chung

Việc thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất đối với trường THCS được thực hiện dựa vào hai bộ tiêu chuẩn: TCVN 8793:2011 và TCVN 8794:2011. Cả hai tiêu chuẩn này đều được hướng dẫn, ban hành trong các Thông tư, Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây Dựng, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Theo đó, thiết kế trường học cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Thiết kế kiến trúc và nội thất trong trường THCS phải đảm bảo an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn giáo dục. Khối phòng học, khối phục vụ học tập, các khu sân chơi, bãi tập phải đảm bảo học sinh khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng.

Nếu mặt bằng xây dựng có sự thay đổi về độ cao, thì phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng thiết bị nâng hạ. Có đường dốc dành cho học sinh khuyết tật phải dùng xe lăn. Chú ý độ dốc theo quy định là từ 1/14 – 1/22. Độ dài của đường dốc là 3 – 5m, chiều rộng tối thiểu là 120cm.

Đối với nơithiết kế lối vào có bậc thềm phải chú ý:

Chiều cao của bậc tối đa là 15cm.Bề rộng bậc không nhỏ hơn 30cm.Nếu có hơn 3 bậc thềm phải bố trí tay vịn. Đường kính tay vịn từ 25 – 30mm, độ cao không lớn hơn 90cm.

Khu phòng học, phục vụ học tập không được bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng áp mái. Bên cạnh đó, phải ngăn cách khu vực này với nơi có nguồn gây tiếng ồn hoặc mùi vị.

Các trường trung học cơ sở có khu nội trú nên tổ chức phòng ngủ theo hệ lớp, đặc điểm chung về nhóm tuổi và thiết kế riêng biệt khu nam và nữ.

2.Tiêu chuẩn thiết kế khối phòng học cho trường THCS

Phòng học là không gian quan trọng và chiếm số lượng lớn nhất trong trường. Về tiêu chuẩn thiết kế và sắp xếp cho khu lớp học, bạn nên chú ý:

Số phòng học phải tương ứng với số lượng lớp học. Đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học riêng. Diện tích phòng học được tính toán dựa trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho mỗi học sinh.

*
Phòng học đẹp, hiện đại, hợp tiêu chuẩn. Ảnh: Internet

Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8794 : 2011 về yêu cầu thiết kế trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, chỉ tiêu diện tích cho mỗi học sinh là:

Phòng học chung: 1,25 - 1,5m2Phòng học các bộ môn hóa, lý, sinh, ngoại ngữ, tin học: 1,85m2Phòng học bộ môn công nghệ: 2,25m2

Về kích thước bàn ghế phòng học cho học sinh THCS cũng được quy định rõ ràng trong bảng TCVN 7490. Bạn cần lưu ý:

Chiều cao bàn học dành cho học sinh khuyết tật từ 70 – 75cm.Phía dưới bàn để trống, không có vật sắc nhọn hay thô ráp.Chiều cao ghế 40 – 50cm.

Trong phòng học phải thiết kế chỗ để mũ, nón, ô, áo mưa cho học sinh. Đảm bảo có tiếp cận cho học sinh khuyết tật.

Bố trí bàn ghế trong phòng học do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Các bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn cụ thể theo TCVN 7491.

Cuối cùng, phòng học phải đảm bảo quy cách về ánh sáng. Điều kiện lấy sáng tự nhiên tốt, hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý. Tiêu chuẩn xuất dựng – TCXD có đề cập, thiết kế phòng học phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo an toàn và thoải mái cho cả giáo viên và học sinh.

3. Tiêu chuẩn thiết kế các khối phòng phục vụ học tập

Khối phục vụ học tập là các phòng chức năng phục vụ cho việc học tập và rèn luyện của học sinh: Nhà đa năng, thư viện, phòng truyền thống, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập, phòng đồ dùng chuẩn bị giảng dạy, tiền sảnh,...

*
Phòng đa năng rộng rãi, thông thoáng. Ảnh: Internet

3.1. Phòng đa năng

Thiết kế phòng đa năng phục vụ cho việc giáo dục, rèn luyện thể chất, nghệ thuật,… Tiêu chuẩn thiết kế phòng đa năngphải đáp ứng:

Quy mô: Sức chứa 30 – 50% tổng số học sinh toàn trường.Diện tích cho 1 chỗ ngồi: 60cmSân khấu: Có ít nhất 1 sân khấu diện tích tối thiểu là 24m2, độ sâu 3m, chiều cao tình từ mặt sàn đến mặt sân khấu 75 – 90cm.Kho nhà đa năng: Nhỏ nhất là 9m2, nơi chứa các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho học tập và hoạt động của học sinhSử dụng vật liệu cách âm tốt để bảo vệ sức khỏe cho học sinh, tránh phản xạ âm thanh làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của các em.

3.2. Thư viện

Quy mô thư viện được tính từ 30 – 50% tổng số học sinh toàn trường.Diện tích tiêu chuẩn không nhỏ quá 0,6m2/học sinh. Tổng diện tích không nhỏ hơn 60m2.Nơi làm việc cho thủ thư, cán bộ thư viện tối thiểu 6m2/người.Diện tích kho sách được quy định: 2,5m2/1000 đơn vị tài liệu đối với kho sách kín và 4,5m2/1000 đơn vị tài liệu với các kho sách mở.

*
Thiết kế thư viện đẹp, sinh động. Ảnh: Internet

3.3. Các không gian khác

Phòng đồ dùng chuẩn bị giảng dạy: Thiết kế như một kho chứa là nơi lưu trữ, sửa chữa đồ dùng giảng dạy, chuẩn bị dụng cụ cho các bài học thực hành. Diện tích đạt chuẩn cho căn phòng này là 48 – 54m2.

Phòng truyền thống: Diện tích tối thiểu là 48m2.

Phòng hoạt động Đoàn – Đội:Thiết kế 0,03 m2/học sinh.

Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập: Phải bố trí ở tầng 1 và có diện tích tối thiểu 24m2.

Tiền sảnh:Thiết kế tập trung hay phân tán tùy điều kiện thực tế của từng ngôi trường trung học.

4.Khối phòng hành chính quản trị

Không chỉ chú trọng đến môi trường học tập, vui chơi của học sinh, việc đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất phục vụ công việc của Ban Giám hiệu, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường cũng là yêu cầu quan trọng.

Một không gian làm việc, nghỉ ngơi thoải mái, đầu đủ tiện nghi sẽ giúp giáo viên có tinh thần, cảm hứng giảng dạy và truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả hơn.

*
Phòng hội đồng sang trọng và đẳng cấp. Ảnh: Internet

Trong TCVN 8794:2011 có quy định cụ thể:

Phòng làm việc Hiệu trường: Diện tích làm việc là 12 – 15m2 (chưa tính không gian tiếp khách). Vị trí đặt phòng hiệu trưởng phảithuận tiện, dễ dàng quản lý và tiếp nhận yêu cầu. Phòng được trang bị đầy đủ bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, tủ trưng bày.Phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng: 10 – 12m2 (chưa tính không gian tiếp khách). Có đầy đủ bàn ghế làm việc, tủ tài liệu.Văn phòng nhà trường: Không nhỏ hơn 6m2/người. Thiết kế bàn ghế văn phòng hiện đại, có tủ di động kèm theo. Tủ tài liệu có không gian lưu trữ cao.Phòng hội đồng: 1,2 – 1,4m2/giáo viên. Bố trí mẫu bàn ghế phòng họp cao cấp thuận tiện cho việc trao đổi, họp giao ban,…Phòng nghỉ giáo viên: 12m2/phòng và nên bố trí theo khối lớp học.Phòng y tế: Diện tích 24m2, trang bị đầy đủ dụng cụ và đồ dùng y tế theo tiêu chuẩn.

5. Khu sân chơi, bãi tập

Sân trường là không gian vui chơi, nơi để lại những kỷ niệm đẹp vàý nghĩa cho những tháng năm học trò. Mặt khác, sân trường cònlà khu vực diễn ra những buổi lễ quan trọng như khai giảng, bế giảng, mít tinh, kỷ niệm, chào cờ đầu tuần,…

*
Lễ khai giảng long trọng của trường THCS tại Hà Nội. Ảnh: Internet

Thiết kế sân trường bằng phẳng, có ghế đá, nhiều cây bóng mát. Quan trọng là có sân khấu hay còn gọi là bục chào cờ.

Sân thể dụng thể thao phải ngăn cách với khối phòng học để tránh làm ảnh hưởng giữa các giờ học. Thiết kế sân thể thao riêng cho từng môn, có đầy đủ các thiết bị theo yêu cầu.

6. Khu vệ sinh và khu để xe

Khu nhà vệ sinh được bố trí hợp lý, học sinh và giáo viên dùng riêng. Phải đảm bảo sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.

Phòng đệm cho khu vệ sinh của học sinh được thiết kế với tiêu chuẩn 0,06m2/người. Phòng vệ sinh nam thì trang bị 1 tiểu nam, 1 bồn cầu và 1 bồn rửa tay cho 30 học sinh.

Phòng vệ sinh nữ thì 1 bồn cầu, 1 bồn rửa tay cho 20 học sinh.

Chú ý:

Chiêu cao bệ xí : từ 42 – 55cmChiều cao chậu rửa: 75cmChiều cao tay vịn: từ 85 – 90cm.

*
Nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Ảnh: Internet

Phòng vệ sinh dành cho cán bộ, giáo viên nhà trường được bố trí nam nữ riêng biệt,diện tích tối thiểu là 6m2. Nên thiết kế phòng tắm trong khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên.

Bãi đỗ xe trong trường trung học cơ sở thiết kế khu để xe giáo viên và học sinh riêng biệt.

Số lượng xe sẽ ước lượng theo tỷ lệ: 50 – 70% tổng số học sinh và 60 – 90% tổng số giáo viên, cán bộ.

Sau đó sẽ quy đổi ra diện tích với quy chuẩn 0,9m2/xe đạp và 2,5m2/xe máy, ô tô là 25m2/xe.

Xem thêm: Cách Để Biết Mật Khẩu Facebook Của Người Khác Không Ạ, Cách Xem Mật Khẩu Facebook Của Người Khác

Với những thông tin khá chi tiết mà Công Ty Nội Thất Miền Bắc cung cấp trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn trong việc hoạch định phương ánxây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Nếu bạn cần tìm một đơn vị tư vấn thiết kế nội thất chuyên nghiệp cho ngôi trường trung học của mình, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.