Trong thời đại số hóa như hiện nay thì những chiếc điện thoại di động trở nên không thể thiếu. Hàng ngày, hàng giờ mỗi người đều dùng điện thoại để liên lạc hoặc sử dụng nhiều tiện ích khác. Câu hỏi đặt ra là sóng điện thoại là sóng gì? Sóng điện thoại có hại không?
Hôm nay, heckorea.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về sóng điện thoại là gì và những tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Bạn đang xem: Sóng điện thoại là sóng gì
Nội dung bài viết
1 Tìm hiểu về sóng điện thoại là sóng gì?2 Sóng điện thoại có hại không? – Sóng điện thoại là sóng gì?3 Làm sao để hạn chế tác hại của sóng điện thoại với cơ thể?Tìm hiểu về sóng điện thoại là sóng gì?
Bạn có biết sóng điện thoại tiếng Anh là gì? Sóng điện thoại trong tiếng Anh là “phone signal”. Đây là cụm từ chỉ mức độ mạnh, yếu của tín hiệu điện thoại nhận được. Điện thoại di động sử dụng sóng điện từ để truyền tải thông tin (giọng nói, tin nhắn,…). Sóng điện thoại cũng có những điểm khá tương tự với sóng điện từ.
Sóng điện thoại là sóng gì? Sóng điện thoại gây vô sinh không?
Sóng điện thoại truyền đi như thế nào trong môi trường?
Cơ chế truyền dữ liệu của điện thoại được biến đổi giữa tín hiệu âm tần và cao tần. Cụ thể, giọng nói sẽ từ micro đến tai nghe của người ở đầu dây bên kia nhờ sự chuyển đổi giữa hai loại tín hiệu âm tần và cao tần này.
Một tín hiệu được phát đi từ âm thanh của người nói. Sau khi đi qua micro được biến đổi thành tín hiệu âm tần. Tín hiệu này không có khả năng truyền xa. Do đó, người ta truyền tín hiệu này vào sóng cao tần (sóng mang). Nhờ đó có thể truyền đi xa với vận tốc lớn (bằng vận tốc ánh sáng).
Cơ chế thu nhận sóng viễn thông đó là:
Từ điện thoại đến trạm thu tín hiệu:Là quá trình truyền tín hiệu âm tần vào sóng cao tần (sóng mang). Tín hiệu cao tần xuất hiện nhờ mạch tạo dao động. Tín hiệu đầu ra là sóng mang bằng tần số cao tần, biên độ được thay đổi theo tín hiệu của tín hiệu âm tần được truyền đi.
Sóng điện thoại truyền đi như thế nào?
Từ trạm thu sóng đến điện thoại:
Sóng mang được khuếch đại lên và truyền ra ăng-ten phát. Sóng từ ăng-ten được truyền đi theo đường thẳng bằng với vận tốc của ánh sáng.Khi điện thoại nằm trong tầm phủ sóng, bộ phận thu phát sóng của điện thoại sẽ chuyển tín hiệu sóng mang về sóng âm tần qua loa. Từ đó, người nhận sẽ nghe được âm thanh mà người gửi truyền đi.
Sóng điện thoại có hại không? – Sóng điện thoại là sóng gì?
Sóng điện thoại cũng là một loại sóng vô tuyến. Dù có vai trò quan trọng nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng xấu mà loại sóng này gây ra cho sức khỏe con người.
Điện thoại di động ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Bức xạ của sóng điện thoại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bức xạ từ sóng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến thính giác, hoạt động của não, các tế bào và mô trong cơ thể. Đặc biệt, sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ em và thai nhi là những điều rất nguy hại.
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nặng hay nhẹ?
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh là những đối tượng chịu những tác động không tốt của sóng điện thoại nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bức xạ từ sóng điện thoại làm chậm sự phát triển của não bộ trẻ nhỏ đến 40%. Sự ảnh hưởng này sẽ nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh. Cơ thể trẻ rất yếu, sóng điện thoại vô hình đang làm hại con bạn từng ngày.
Sóng điện thoại làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
Trẻ nhỏ sẽ khó ngủ, quấy khóc, chậm phát triển trí tuệ nếu tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần và liên tục. Mặc dù chưa có kết luận chính thức về việc sóng điện thoại tác động đến sức khỏe con người. Nhưng nó khiến trẻ em chậm phát triển là điều chắc chắn có thể xảy ra và được các chuyên gia khẳng định.
Đèn flash sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ và nhiều bệnh về mắt khác. Nếu bố mẹ sạc điện thoại gần chỗ trẻ nằm thì lượng bức xạ của sóng điện thoại có thể tăng cao gấp 1000 lần.
Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến thai nhi như khuyến cáo không?
Nếu sử dụng điện thoại trong thời gian ngắn thì không gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, liên tục các thiết bị điện tử sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi.
Tăng nguy cơ trẻ mắc ADHD khi mẹ bầu sử dụng điện thoại liên tục
Theo các nghiên cứu, sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi biểu hiện đó là việc gia tăng tình trạng ADHD. Đây là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Một nghiên cứu của Northwestern Medicine (Mỹ), có đến 3% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc chứng ADHD. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc phụ nữ mang thai sử dụng điện thoại thường xuyên và sự hiếu động và cáu gắt của đứa trẻ sau này.
Khi mang thai bức xạ từ sóng điện thoại và sóng wifi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lên đến 50%. Bên cạnh đó, ánh sáng từ điện thoại có thể làm cơ thể tăng sinh Estrogen làm giác mạc bị phù nề, mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì thế, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi hơn là chăm chú vào điện thoại.
Sự thật chuyện sóng điện thoại gây vô sinh?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sóng điện thoại có thể là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Cũng theo đó, khả năng ảnh hưởng đến chuyện sinh sản của sóng điện thoại đối với nam giới sẽ lớn hơn nữ giới.
Nguyên nhân bởi vì nơi sản xuất tinh trùng của nam giới lộ ra bên ngoài cơ thể nên bị tác động nhiều hơn buồng trứng được bảo vệ bên trong cơ thể của nữ. Sóng điện thoại có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới. Nó còn có thể phá hỏng cấu trúc ADN của tinh trùng.
So với các tác nhân khác như rượu, bia, thuốc lá thì sóng điện thoại xâm nhập và gây hại cho cơ thể một cách từ từ và lâu dài. Do đó, các quý ông nên thận trọng với sóng điện thoại nếu không muốn “tinh binh” của mình gặp các vấn đề cả lượng và chất.
Làm sao để hạn chế tác hại của sóng điện thoại với cơ thể?
Trong thời đại công nghệ như hiện nay thì điện thoại di động gần như là vật bất ly thân. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi cuộc sống của mình. Nhưng bạn cần biết cách hạn chế những tác hại mà nó gây ra. Điều này càng quan trọng hơn đối với bà mẹ mang thai, nó giúp giảm tác động lên thai nhi và người mẹ.
Giảm bức xạ của sóng điện thoại với cơ thể – sóng điện thoại là sóng gì?
Mỗi lần nhấn nút nhận cuộc gọi, sóng bức xạ sẽ cao gấp 20 lần. Bạn nên sử dụng tai nghe hoặc mở loa ngoài thay vì áp điện thoại vào tai. Cách này sẽ giảm ảnh hưởng của bức xạ sóng điện thoại tới não bộ của chúng ta. Không nên mang theo điện thoại bên mình khi không cần thiết.
Không sử dụng điện thoại khi đang sạc pin vì nhiệt độ các linh kiện cao tăng bức xạ của sóng điện thoại. Đồng thời, điều này cũng tăng nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm.
Bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng điện thoại một cách liên tục và thường xuyên. Khi kết thúc công việc, hãy tắt điện thoại để tham gia các hoạt động khác. Điều này không chỉ tốt với trẻ nhỏ mà còn có tác dụng tích cực tới sức khỏe của phụ huynh.
Trong trường hợp thường xuyên tiếp xúc, bạn có thể sử dụng một số loại cây có khả năng hấp thụ bức xạ sóng điện thoại. Xương rồng, hoa thủy tiên, kim tiền,… sẽ rất hữu ích trong việc giảm thiểu tác hại của sóng điện thoại.
Xem thêm: Ấn Tượng Với Xe Tuk Tuk Ở Thái Lan Chạy Thử Xe Tuk Tuk Ở Thái Lan Từ A Đến Z
Mang điện thoại đúng cách
Đảm bảo điện thoại không gần người khi bạn ngủ. Bạn không nên để điện thoại dưới gối, cạnh đầu giường khi ngủ. Hãy đặt điện thoại ở xa hoặc tắt nguồn máy để não được nghỉ ngơi, tránh xa bức xạ không tốt của sóng điện thoại.Không mang điện thoại trước ngực, trong túi quần phía trước, phía sau.Không để điện thoại ở gần các cơ quan nhạy cảm trên cơ thể.Hạn chế sử dụng điện thoại gần trẻ em, phụ nữ có thaiKhông sử dụng điện thoại sắp hết pin vì lúc này lượng bức xạ sẽ rất cao. Đặc biệt không nhận cuộc gọi khi điện thoại đã báo pin yếu.Hy vọng sau bài viết, bạn đã có thêm thông tin cho câu hỏi “sóng điện thoại là sóng gì“. Đừng quên bảo vệ cơ thể và gia đình khỏi những tác hại của sóng điện thoại. Theo dõi heckorea.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe khác nhé!