Nghệ Sĩ Hùng Cường Chết

Bạn đang xem: Lá Số Của Nghệ Sĩ Hùng Cường Chết Vì Bệnh Gì, Lá Số Của Nghệ Sĩ Hùng Cường Tại heckorea.com

Nghệ sĩ Hùng Cường ra đi đã hơn 20 năm, nhưng giới mộ điệu vẫn khó thể nào quên được người nghệ sĩ tài hoa này. Quả thực chưa có nghệ sĩ nào sáng chói ở cả các lãnh vực tân nhạc, cải lương, kịch nghệ và điện ảnh như Hùng Cường.

Bạn đang xem: Nghệ sĩ hùng cường chết

Đang xem: Nghệ sĩ hùng cường chết vì bệnh gì

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm 1936. Ông bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm “Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng” của Lê Thương, được thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Sau khi học xong tú tài, ông chính thức theo nghiệp ca hát…

Ngay từ những năm 1954, 1955, Hùng Cường với giọng hát tenor cao vút tung hoành ở các vũ trường Kim Sơn, Baccara… Ông nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước,… Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu dĩa và đạt được một số bán kỷ lục.

Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn với những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như: Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say,… Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như: Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Đền,…

Hùng Cường là một hiện tượng lạ lùng từ trước đến nay, đang nổi tiếng bên tân nhạc, đam mê sân khấu cải lương, Hùng Cường có một niềm tin ghê gớm là có thể bước sang lãnh vực đó một cách tốt đẹp.

Có rất nhiều ký giả kịch trường cho đây là một hiện tượng lạ. Sau đó trên các báo Kịch Ảnh, Sân Khấu Mới có một loạt bài viết về Hùng Cường, nói chung đều khuyến khích ông cố gắng trên con đường nghệ thuật mới.


Hùng Cường tiến bộ thấy rõ, ông đã nhập vào vai diễn một cách nhanh chóng, ca vọng cổ ngọt ngào hơn, các bài bản khác cũng tương đối khá hơn trước nhiều. Đây là một nỗ lực phi thường, một năng khiếu trời cho, Hùng Cường đã chứng minh khả năng ở lĩnh vực cổ nhạc. Ngoài ra ông rất nhạy bén, biết được sở đoản sở trường của mình, phối hợp với soạn giả lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng đặc biệt của ông là ca sĩ.

Hùng Cường gia nhập đoàn cải lương Ngọc Kiều năm 1959 và nhanh chóng trở thành kép chánh rất thành công, mà không phải trải qua một vai phụ nào. Vai diễn đầu tiên của Hùng Cường trên sân khấu nầy là Roméo, tuồng “Mộng đẹp đêm trăng” của soạn giả Việt Bằng Nguyễn Thanh Hiệp, khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo, với các diễn viên gạo cội thời đó: Ngọc Đán, Ngọc Giàu, Kim Nên, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ…

Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản “Tuyết Phủ Chiều Đông”, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt, ông đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra ông còn nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Đán, người đóng cặp với ông, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản.

Sau thành công vang dội nhờ giọng ca lạ của Hùng Cường, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương hương xa “Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương tưng bừng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm 1960. Rồi tiếp tục đem lưu diễn nhiều tỉnh, thị xã lớn ở miền Tây. Đặc biệt, vở Màu tím đèn hoa giấy và Hùng Cường được khán giả hoan nghinh nhiệt liệt tại rạp hát Viễn Trường, thị xã Mỹ Tho.

Ngôi sao cải lương của Hùng Cường sáng chói từ dạo đó.

Tiếp theo, Hùng Cường đầu quân cho các đoàn Kim Chung, Dạ Lý Hương. Tuy vậy, tên tuổi Hùng Cường vượt lên tột đỉnh là lúc về đoàn Dạ Lý Hương của ông Bầu Xuân vào năm 1966, cùng với nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo thành một cặp sóng thần trên sân khấu cải lương, rất được ái mộ qua nhiều vở tuồng chủ lực của đoàn.

Đầu năm 1971, Hùng Cường cùng Bạch Tuyết tách ra lập đoàn cải lương Hùng Cường – Bạch Tuyết, đã có những kịch bản khá ăn khách là “Trăng thề vườn Thúy”, “Má hồng phận bạc,” “Cung thương sầu nguyệt hạ”. Được khoảng một năm thì đoàn hát rã.

Về phần Hùng Cường, có những tuồng hát đến nay vẫn được người thưởng ngoạn yêu thích như: “Cho trọn cuộc tình”; “Hai nụ cười Xuân”; “Lệnh của bà”, “Má hồng phận bạc”, “Tình chú Thoòng”…

Những vai để đời của Hùng Cường có lẽ là vai tướng cướp Bạch Hải Đường, vở hát cùng tên, hay vai công tử Vân Châu, vở “Yêu người điên”, là một trong số tuồng khán giả đánh giá cao tài năng của Hùng Cường.

Ông cũng là “ngôi sao” trong cả lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Các phim có ông đóng được người xem chú ý thời bấy giờ như: Chân Trời Tím, Mãnh Lực Đồng Tiền, Còn Gì Cho Nhau, Nắng Chiều, Ly Rượu Mừng, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang…

*
*
*
*

Hùng Cường rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980 và cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến cuối đời.

Tại Mỹ, Hùng Cường tiếp tục hoặc động nghệ thuật, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc, nhưng ông không thể nào có lại được ánh hào quang sáng chói như hồi trước năm 1975.

Xem thêm: Làng Du Lịch Mỹ Khánh - Top 15 Vườn Trái Cây Nổi Tiếng Nhất Tại Cần Thơ

Ngoài lãnh vực nghệ thuật, ông tham gia yểm trợ hầu hết các phong trào, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng. Người nghệ sĩ tài hoa đó đã “Xiêm y trả lại cho sân khấu, cả những niềm vui lẫn ngậm ngùi” vào ngày 1 tháng 5 năm 1996 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, sau một thời gian nằm trên giường bệnh, ở tuổi 60.