Lễ Đính Hôn Cô Dâu Mặc Gì

Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi, là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Nó đánh dấu cho đôi bạn trẻ chính thức trở thành vợ chồng trong tương lai. Vậy ý nghĩa của lễ đính hôn là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Lễ đính hôn cô dâu mặc gì

1. Ý nghĩa của lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn (lễ ăn hỏi) được hiểu nôm na chính là một thông báo chính thức về việc cưới gả của cô dâu và chú rể giữa hai họ với nhau. Đây là bước đệm đặc biệt để tiến đến lễ cưới chính thức, vì vậy mà có rất nhiều nghi thức quan trọng. Chính vì thế, các cặp đôi đang có ý định tiến đến hôn nhân cần phải tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị cho chu đáo nhất.

*
Ý nghĩa của lễ đính hôn

Nhiều người thắc mắc rằng lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có liên quan gì đến nhau hay không? Thì thật ra hai nghi thức này là một. Sở dì có hai tên gọi khác nhau là bởi khác biệt vùng miền. Tại miền Bắc, người ta gọi là lễ ăn hỏi, còn ở miền Nam lại gọi là lễ đính hôn. Nghi thức này diễn ra là để hai bên gia đình gặp nhau, trao lễ vật và tiền dẫn cưới. Ở miền Nam, lễ đính hôn được tổ chức theo một hình thức thân mật giữa đôi bên. Hai bên gia đình thường sẽ có một buổi tiệc vô cùng ấm cúng và vui vẻ.

Một buổi lễ đính hôn được chia thành nhiều phần khác nhau: phần đầu lè đón khách, tiếp theo là đến phần nghi lễ diễn ra đơn giản. Và cuối cùng là nhà gái sẽ mời nhà trai dùng bữa thân mật. Đây được xem như là tiệc cưới ở nhà gái vậy, nên nhà gái tổ chức rất long trọng và hoành tráng.

Còn ở miền Bắc thì coi trọng các nghi lễ truyền thống, chính vì vậy mà lễ đính hôn diễn ra trong không khí trang nghiêm hơn.

2. Lễ đính hôn cần chuẩn bị lễ vật gì?

Nhiều cô dâu chú rể ít chú trọng đến lễ đính hôn vì nghĩ rằng lễ cưới chính thức thì quan trọng hơn. Nhưng đây là một nghi thức vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa cần chú trọng. Nhất là những lễ vật trong lễ đính hôn. Ngoài những lễ vật truyền thống như: mâm trầu cau, trà rượu, phía nhà trai còn cần chuẩn bị thêm trái cây, bánh kẹo để làm phong phú thêm cho dàn sính lễ của mình.

Những loại bánh kẹo thường được chuẩn bị trong ngày lễ đính hôn là bánh hồng, bánh phu thê, bánh đậu xanh,… Ở những gia đình sang trọng hơn còn có thêm heo sữa quay, mâm xôi,… Một điều đặc biệt là những lễ vật này đều phải chuẩn bị theo số chẵn.

3. Nghi thức quan trọng không thể thiếu trong lễ đính hôn

*
Những lễ vật và cách bài trí trong lễ hỏi trong lễ đính hôn

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam, nghi thức trong lễ đính hôn sẽ được thực hiện theo trình tự dưới đây:

3.1. Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

Khi chuẩn bị đến nhà gái, nhà trai sẽ chỉnh trang lại trang phục, mâm quả và đội hình sang nhà gái. Riêng chủ hôn và phụ rể sẽ là người bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước, xem như là vào làm lễ ăn hỏi.

Sau khi được nhà gái chấp nhận, nhà gái sẽ ra mời nhà trai vào nhà và đặt mâm quả lên bàn thờ gia tiên. Hai bên ngồi mời trà lẫn nhau, thăm hỏi trò chuyện và giới thiệu những người tham gia lễ đính hôn cho hai bên cùng biết.

Tiếp theo đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu ngắn gọn về lý do của buổi lễ cũng như giới thiệu lễ vật mang đến. Đại diện bên nhà gái cũng đứng lên để nhận lễ vật sau đó nói lười cảm ơn đến nhà trai.

3.2. Cô dâu ra mắt hai họ

*
Cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình trong buổi lễ

Trong khi hai họ đang thực hiện những nghi thức trao lễ vật, mâm quả, cô dâu trang điểm xong mặc áo dài ngồi đợi ở trong phòng đợi. Khi nghi thức được thực hiện xong, lúc này nhà gái sẽ cho phép chú rể vào phòng đón cô dâu ra ngoài để chào hỏi và ra mắt hai họ.

3.3. Thắp hương bàn thờ tổ tiên

Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong lễ đính hôn. Đầu tiên, nhà gái sẽ mang một vài vật phẩm từ mâm quả của nhà trai dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, chú rể đốt đèn cẩn thận chờ cho tim đèn cháy thật to và đều. Ngọn lửa này mang ý nghĩa của sự sống, niềm lạc quan và sự gắn kết giữa hiện tại và quá khứ, giữa con cháu với tổ tiên.

Chú rể sẽ khấn vái hai họ, xá trước bàn thờ gia tiên và đưa hai ngọn đèn cho hai chủ hôn cắm lên bàn thờ. Cuối cùng, cô dâu và chú rể thắp hương, bái lạy ông bà tổ tiên.

3.4. Trao nữ trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới nhà gái

Sau nghi thức khấn vái và thắp nhang cho ông bà gia tiên, cô dâu chú rể đeo nhẫn cưới cho nhau. Mẹ chú rể đeo nữ trang cho cô dâu. Bên cạnh trang sức đã đeo, nhà trai cũng sẽ trao cho nhà gái một số tiền để thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Số tiền đó còn thể hiện cho sự chia sẻ kinh phí hôn sự đối với nhà gái.

Đôi uyên ương rót trà mời hai bên gia đình. Sau đó, nhà trai sẽ thông báo ngày lành tháng tốt cho việc tổ chức đám cưới để hai bên gia đình có thể thống nhất với nhau.

3.5. Nhà gái lại quả nhà trai

Mâm quả mà nhà trai mang đến, nhà gái sẽ chỉ lấy một phần, phần còn lại dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc xong. Cuối cùng, nhà trai xin phép nhà gái để ra về.

Một lưu ý cực kỳ quan trọng là khi phân chia lễ vật, tuyệt đối không được dùng dao kéo cắt mà phải dùng bằng tay để chia. Đồ lại quả phải là số chẵn, mâm quả nắp phải được để ngửa.

4. Cô dâu nên mặc gì trong lễ đính hôn?

*
Trang phục áo dài truyền thống trong lễ đính hôn

Trang phục là một trong những phần cần được chuẩn bị từ khá sớm để dễ dàng chỉnh sửa nếu phát sinh vấn đề. Trong lễ đính hôn, trang phục cô dâu thường được chọn là áo dài truyền thống. Màu sắc của áo dài vô cùng đa dạng để cô dâu lựa chọn, có những màu sắc cơ bản như đỏ, hồng, trắng, vàng đồng,… Chú rể thì có thể mặc áo dài cặp với cô dâu hoặc mặc vest cho lịch lãm.

Ngoài ra, cũng cần phải chuẩn bị trang phục cho bố mẹ hai bên gia đình và đội bưng quả vì cũng xuất hiện trong đám cưới.

5. Chuẩn bị nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn chính là thứ quan trọng không thể thiếu trong ngày trọng đại như vậy. Nhẫn đính hôn chính là minh chứng cho tình yêu của cô dâu và chú rể. Từ khoảnh khắc mà cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau chính là dấu ấn cả hai đã là một người một nhà. Việc chọn mua nhẫn phải được cô dâu chú rể chuẩn bị từ trước. Hãy cùng nhau bàn bạc và thống nhất để lựa chọn cho mình cặp nhẫn ưng ý nhất. Kiểu dáng và chất liệu nhẫn bạch kim, nhẫn cưới vàng 18k hay kim cương,… tùy thuộc vào sở thích và tài chính của hai người.

6. Trang trí lễ đính hôn đẹp, tưởng khó mà dễ

6.1. Trang trí bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên chính là nơi diễn ra lễ đính hôn, đặc biệt là nghi thức thắp hương. Đây là vị trí vô cùng thiêng liêng trong gia đình, chính vì vậy cần được dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng để thể hiện lòng thành kính của con cháu với gia tiên, ông bà.

Tùy thuộc vào vùng miền mà sẽ có nhwungx cách bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường, trên bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông cưới đỏ, có chữ Hỷ ở trên. Ngoài ra, trên bàn thờ cũng cần trang bị thêm mâm ngũ quả và lư hương,… chọn những vật dụng đẹp, tôn nghiêm để mang đến sự sang trọng của bàn thờ cũng như gia đình.

6.2. Chuẩn bị bàn tiệc đám hỏi tại nhà cho lễ đính hôn

Xu thế trang trí bàn ghế đám cưới hay bàn ghế lễ đính hôn thường theo tông màu với rạp cưới. Đây là cách giúp cho bữa tiệc trở nên nhẹ nhàng và sang trọng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, để tăng thêm phần sang trọng cho buổi lễ đính hôn của mình, bạn có thể tự cắm hoa hoặc thuê cắm những lẵng hoa tươi để bàn. Bạn nên chọn những loại hoa hợp tông màu với bàn ghế. Bên cạnh đó, có thể sử dụng hoa lụa, hoa tươi hay những dải lụa để decor cầu thang, vách tường hai bên để tạo sự bắt mắt cho không gian lễ đính hôn.

6.3. Một lễ đính hôn đẹp không thể thiếu cổng cưới

*
Buổi tiệc trong lễ đính hôn cần trang trí đẹp mắt

Cổng cưới hay cửa nhà vào ngày cưới thường sẽ được gia chủ trang trí vô cùng cẩn thận vì đây là nơi đón tiếp nhà hai bên. Hiện nay có rất nhiều nơi cho thuê cổng cưới đẹp bạn có thể thuê cho thuận tiện và tiết kiệm chi phí, thời gian. Nếu thích trang trí cổng cưới bằng hoa tươi, bạn nên đặt trước tại các dịch vụ cắm hoa.

6.4. Dựng phông nền cho lễ đính hôn

Phông cưới sẽ là nơi trang trí tên của hai bạn, vì vậy hãy chú trọng nhé! Trang trí phông nền sao cho thật khác biệt nhưng cũng đừng quá cầu kỳ. Hiện nay tại các cửa hàng trang trí phụ kiện cưới có rất nhiều thứ dễ thương để bạn trang trí theo sở thích của mình. Gợi ý cho bạn là mua những quả cầu hoa bằng giấy, lụa treo ở những vị trí nổi bật trong nhà.

6.5. Trang trí chung cho ngôi nhà của bạn

Nếu bạn có hoa tay, hãy tự mình trang trí những thứ trong nhà của bnaj, nơi đón khách hay hai họ. Bạn có thể bắt đầu từ phòng của cô dâu. Vị trí này là nơi chú rể đón cô dâu ra mắt hai bên gia đình. Xung quanh nhà, cắm các bình hoa tươi. Chọn những phụ kiện có cùng tone màu để tránh lệch tone. Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè để buổi lễ trang hoàng và diễn ra suôn sẻ nhất.

Xem thêm: Các Mẫu Thiết Kế Biệt Thự 2 Tầng Được Xây Nhiều Nhất Hiện Nay

Lễ đính hôn không chỉ là ngày đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bạn mà còn ghi lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ của hai bạn. Lễ đính hôn là một trong những nghi thức quan trọng của người Việt. Chúc cho các đôi uyên ương sẽ có một buổi lễ đính hôn thật thuận lợi và suôn sẻ sau khi tham khảo bài viết này.