Giàn giáo hay dàn giáo

Giàn giáo hay giàn giáo công tác là thiết bị xây dựng không thể thiếu trong thi công xây dựng, giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Nhưng “giàn giáo” hay “dàn giáo” mới là từ chính xác lại gây ra nhiều tranh cãi. 

 

*

Giàn giáo hoàn thiện tại Nhà máy cơ khí Tân Vượng.

Bạn đang xem: Giàn giáo hay dàn giáo

 

Chắc hẳn bạn cũng biết tiếng việt là một trong những ngôn ngữ đa dạng và khó học nhất. Ý nghĩa của các từ ngữ trong tiếng Việt cũng vô cùng “phong phú” và “sâu sắc”, bởi thế mới có sự tranh cãi khi bàn về việc nên viết “giàn giáo” hay “dàn giáo”. Việc phát âm hay viết như thế nào không ảnh hưởng tới công dụng và chức năng của loại thiết bị xây dựng này. Tuy nhiên, việc phân biệt không rõ ràng giữa “giàn giáo” hay “dàn giáo” lại khiến nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn. Hãy cùng Giàn giáo Tân Vượng phân biệt "giàn giáo" hay "dàn giáo" nhé!

 

*

*

Giàn giáo hoàn thiện.

 

Phân biệt giữa “Giàn” và “Dàn”

 

Muốn biết “giàn giáo” hay “dàn giáo” mới là từ đúng dùng để chỉ hệ thống phụ kiện nâng đỡ, lắp ghép giữa khung, giằng liên kết cùng một số phụ kiện trong công trình xây dựng, trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của từ “giàn” và “dàn”.

 

"Giàn" được hiểu là hệ thống các thanh vật liệu cứng gắn với nhau thành một khối vững chắc hình mạng lưới dùng để đỡ vật nặng. Trong hoàn cảnh nhất định, giàn còn được dùng để chỉ sự việc cụ thể có tác dụng chống đỡ, nâng vật trong xây dựng, gắn liền với các hệ thống sàn như giàn sắt, giàn khoan, giàn dầu…

 

Bên cạnh đó, từ “dàn” thường được dùng để chỉ sự việc cụ thể trong hoàn cảnh nhất định như: dàn bài, dàn dựng, dàn nhạc; chỉ sự vật dàn trải, bằng phẳng, không có khả năng chịu lực.

 

Tuy nhiên, khi “giàn” và “dàn” được nối thành từ ghép trở thành “giàn giáo” và “dàn giáo” thì trong từ điển tiếng Việt đều được hiểu là thiết bị có kết cấu gồm các thanh giằng bằng kim loại, bê tông cốt thép, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu lực của mái nhà, nhịp cầu, công trình thuỷ công, tên lửa. 

 

*

Giàn giáo nêm (giàn giáo ring, giàn giáo đĩa 4 lỗ)

 

Vậy viết “giàn giáo” hay “dàn giáo” mới đúng?

 

Khi so sánh nghĩa của hai từ “giàn giáo” và “dàn giáo” trong từ điển tiếng Việt, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng:

– “Giàn giáo” hay “dàn giáo” đều có thể sử dụng để gọi hệ thống nâng đỡ công trình trong xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta sẽ thấy từ “giàn giáo” được sử dụng nhiều và phổ biến hơn.

– Không nên quá quan trọng về cách gọi “giàn giáo” hay “dàn giáo” bởi nếu sử dụng một trong hai tên gọi đó, người trong ngành vẫn hiểu là bạn đang chỉ đến loại vật liệu gì.

– Dù gọi với tên gọi nào “giàn giáo” hay “dàn giáo” thì yêu cầu về vấn đề chất lượng vẫn là điều quan trọng nhất.

 

Hiện nay trên thị trường, giàn giáo, dàn giáo hay giàn giáo xây dựng có nhiều loại khác nhau với kích thước và giá thành khác nhau. Để nhận báo giá tốt nhất về giàn giáo hay phụ kiện giàn giáo, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 024.3514.1997 để được tư vấn chi tiết và cụ thể. 

1. Giàn giáo hoàn thiện (giàn giáo H, giàn giáo tiệp, giàn giáo truyền thống hay giàn giáo xây dựng) gồm có giàn giáo hoàn thiện 1m50, giàn giáo hoàn thiện 1m53, giàn giáo hoàn thiện 1m70 và giàn giáo hoàn thiện 1m73;

 

Giàn giáo hoàn thiện là thiết bị được sử dụng chủ yếu trong xây dựng, còn được gọi là giàn giáo thi công, giàn giáo xây dựng hay giáo thi công ngoài (công trình). Bên cạnh đó, giàn giáo hoàn thiện còn được dùng trong các lĩnh vực khác như bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kín, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa. 

 

*

Giàn giáo hoàn thiện.

 

Hiện nay, giàn giáo xây dựng được sử dụng chủ yếu là giàn giáo hoàn thiện 1m53 và giàn giáo hoàn thiện 1m73, việc liên kết các khung giáo bằng giằng chéo, giúp hệ giáo vững chắc, an toàn cho người thi công. Cấu tạo giáo hoàn thiện bao gồm các phụ kiện như: khung giàn giáo, giằng chéo, sàn thao tác, kích đầu, kích chân, bánh xe giàn giáo, ống nối và cầu thang leo giàn giáo.  

Bạn có biết tại sao phải dùng giàn giáo hoàn thiện 1m53 mà không phải giàn giáo hoàn thiện 1m50; hay dùng giàn giáo hoàn thiện 1m73 mà không phải giàn giáo hoàn thiện 1m70? 

 

2. Giàn giáo chống tổ hợp (hay còn gọi là giàn giáo chữ A, giàn giáo Pal);

 

Giáo chống tổ hợp (hay còn gọi là giàn giáo chữ A, giàn giáo Pal) là loại giáo chống vạn năng, bảo đảm an toàn khi thi công xây dựng và có tính hiệu quả kinh tế cao. Giáo chống tổ hợp thích hợp sử dụng với mọi yêu cầu về chống đỡ phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện và sửa chữa tại các công trình xây dựng. 

 

*

Giáo chống tổ hợp.

 

Giáo chống tổ hợp được thiết kế trên cơ sở một khung tam giác lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như: kích đầu, kích chân, thanh giằng ngang, thanh giằng chéo, ống nối và chốt giữ. Do bởi, loại giáo chống tổ hợp này đã được sử dụng từ trước năm 2010 nên việc lắp đặt còn nhiều hạn chế, lưu kho và vận chuyển tốn nhiều diện tích nên hiện nay ít được sử dụng. Một bộ giáo chống tổ hợp được quy ước số lượng cột cần thiết để thi công diện tích sàn 120 m2 ở độ cao 8,5m.

 

3. Giàn giáo nêm tai tôn;

 

Giàn giáo nêm tai tôn có giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt và không có chi tiết thừa, có thể dùng cho thuê hoặc những công trình không đòi hỏi, yêu cầu cao; bởi khả năng chịu lực ngang kém hơn so với các loại giàn giáo khác.

 

*

Giàn giáo nêm tai tôn 

4. Giàn giáo nêm (giàn giáo hoa thị, giàn giáo nêm tai đúc, giàn giáo nêm đúc, giàn giáo ring và giàn giáo đĩa 4 lỗ);

 

Giàn giáo nêm (giàn giáo ring) là loại giàn giáo đĩa 4 lỗ (giàn giáo nêm đúc) kết hợp giữa cây chống nêm, đầu giằng được làm bằng thép đúc, thanh giằng ngang, hệ chống đà giữa, hệ chống đà biên nên được các đơn vị thi công dùng để chống sàn. Đặc biệt loại giàn giáo này được sử dụng nhiều trong xây dựng các nhà cao tầng. Với kết cấu gọn nhẹ, chịu trọng tải lớn, dễ dàng lắp ráp và điều chỉnh ở mọi độ cao mà không đòi hỏi kỹ thuật cao.

 

*

Giàn giáo nêm tai đúc (giàn giáo hoa thị). 

5. Giàn giáo Ringlock (giàn giáo đĩa 8 lỗ).

 

Về cấu tạo, hệ giàn giáo đĩa 4 lỗ (giàn giáo ring) không khác mấy so với hệ giàn giáo đĩa 8 lỗ (giàn giáo ringlock), điểm khác biệt chính nằm ở các mối nối liên kết. Hai hệ giàn giáo này đều kết hợp giữa cây chống nêm, đầu giằng được làm bằng thép đúc, thanh giằng ngang, hệ chống đà giữa, hệ chống đà biên, được các đơn vị thi công dùng để chống sàn. Giữa các cây chống được liên kết gài then khá chắn chắn và đảm bảo độ an toàn cao. Vật liệu làm ra sản phẩm này chủ yếu là thép, mạ kẽm.

Giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa 8 lỗ) là hệ giàn giáo mới nhất và hiện đại nhất so với hệ giàn giáo tổ hợp (giàn giáo Pal), giàn giáo nêm tai tôn, giàn giáo nêm tai đúc (giàn giáo ring). Thanh chống đứng của giàn giáo ringlock có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn giàn giáo thông thường do các vị trí liên kết trong hệ giàn giáo chống sàn ringlock khá chắc chắn, tính ổn định cao và không bị rung lắc, được xem là sản phẩm sẽ thay thế các loại giàn giáo truyền thống trong tương lai. Bên cạnh đó, thanh chống đà với cấu tạo khá đơn giản và lắp dựng dễ dàng, số lượng cây chống dầm đà giữa các ô sàn giảm đáng kể, không gian thi công dầm khá thông thoáng.

Xem thêm: Hợp Âm Thì Thầm Mùa Xuân - Hợp Âm Và Sheet Nhạc Thì Thầm Mùa Xuân

 

*

Giàn giáo đĩa 8 lỗ (Giàn giáo Ringlock)

 

Hệ giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa 8 lỗ) hiện được sử dụng tại các công trình lớn, công trình trọng điểm, công trình nhà cao tầng chất lượng cao, các chủ dự án luôn ưu tiên chọn bộ giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa 8 lỗ) trong thi công xây dựng, bởi tính thẩm mỹ và độ an toàn cao.

Hệ giàn giáo đĩa 8 lỗ đã được các công trường xây dựng chứng minh tính hiệu quả, tiện dụng và chắc chắn, bởi nó không chỉ làm hệ giáo chống mà còn làm giáo hoàn thiện.