BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 11

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về hóa học hữu cơ

Với Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về hóa học hữu cơ Hoá học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập chương Đại cương về hóa học hữu cơ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Bạn đang xem: Bài tập hóa học hữu cơ 11

*

Bài tập lý thuyết về hợp chất hữu cơ

Bài 1: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4 hoặc 2.

B. Việc thay đổi thức tự các liên kết của nguyên tử trong phân tử hữu cơ sẽ làm thay đổi cấu tạo hóa học tạo ra chất mới.

C. Để xác định sự có mặt của nguyên tố halogen trong hợp chất hữu cơ, người ta đốt cháy hợp chất hữu cơ và cho qua dung dịch AgNO3

D. Không thể định lượng trực tiếp nguyên tố oxi trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ ?

A. Al2C4 B. CH4 C. CO D. Na2CO3.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 4: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

A. Cộng hóa trị B. Ion C. Kim loại D. Hiđro.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi ?

A. C2H4 B. C2H2 C. C3H8 D. C2H5OH.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 6: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. Nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P,...

B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,...

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 7: Cho một số phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ

1. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.

2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

4. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion.

5. Dễ bay hơi, khó cháy.

6. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh.

7. Phản ứng xảy ra theo nhiều hướng

Các câu đúng là

A. 1, 2, 5, 6. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 7. D. 1, 2, 4, 6.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Cấu tạo hóa học là

A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

B. Số lượng các nguyên tử trong phân tử.

C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 9: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là

A. Công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

B. Công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. Công thức biểu thị tỉ lệ về hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử.

D. Công thức biểu thị tỉ lệ về khối lượng nguyên tố có trong phân tử.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 10: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :

A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.

B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.

C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.

D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 11: Mục đích phân tích định tính chất hữu cơ là

A. Tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. Xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

D. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 12: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ.

A. Xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.

B. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

C. Xác định cấu tạo của chất hữu cơ.

D. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 13: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba ?

A. C2H4 B. C2H2 C. CH4 D. CH3OH.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 14: Chất nào sau đây là hiđrocacbon ?

A. CH2O B. C2H5Br C. C6H6 D. CH3COOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 15: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH4 B. C2H6 C. C6H6 D. C3H6Br.

Lời giải:

Đáp án: D

Dạng bài tập gọi tên hợp chất hữu cơ

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Bước 1: Chọn mạch cacbon chính. Đó là mạch cacbon dài nhất hoặc ít cacbon nhưng chứa nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhóm chức, …

Bước 2: Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, mạch nhánh.

Quy tắc đánh số, theo thứ tự sau:

+) Nhóm chức → nối đôi → nối ba → mạch nhánh

+) Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiên lần lượt:

Axit → andehit → rượu

Bước 3: Xác định nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch cacbon chính.

Bước 4: Gọi tên

+) Trước tiên gọi tên các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch cacbon chính, cuối cùng gọi tên hợp chất ứng với mạch cacbon chính.

Chú ý: Mạch cacbon phải liên tục, không có nguyên tố khác chen vào giữa, ví dụ: CH3-CH2-O-CH(CH3)2 có 2 mạch cacbon, đều là mạch thẳng.

+) Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau thì gộp chúng lại và thêm từ đi (2), tri (3), tetra (4), penta (5), …

+) Theo qui ước: con số chỉ vị trí nhóm thế đặt trước tên gọi của nó, con số chỉ vị trí nối đôi, nối ba, nhóm chức (ở mạch cacbon chính) đặt ở phía sau.

Ví dụ minh họa

Bài 1:

*

Hướng dẫn:

a/ 4- metylpen -3-en-1-al

b/ 3-metylbut-1-en

c/ 4-brompen-2-en

d/ 3–hidroxylbutanoic

Bài 2:

a/ CHCl2 - CHCl2.

b/ Cl – CH2 – CH – CH – CH3

CH3 CH3

c/ CH3 - CH2-Br

d/ CH3 CH2-O-CH2CH3

Hướng dẫn:

a/ 1, 1, 2, 2 – tetracloetan

b/ 1 - clo , 2 , 3 – đimetylbutan

c/ etyl bromua

d/ đietyl ete

Khi biết tên gọi viết công thức cấu tạo

Căn cứ vào đuôi của tên gọi để xác định chất ứng với mạch cacbon chính ( đọc ngược).

Bài 3:

a/ 1, 1, 2, 2-tetracloetan:

b/ 1- clo – 2, 3- đimetylbutan:

*

c/ 4-clo- 2, 4- đimetylpent-2-en:

*

d/ Isopropylxiclohexan:

*

e/ 4-metylpent-2-in

*

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Hợp chất CH3CH(OH)CH2CH2CH3 có tên gọi là

A. but- 2-ol B. pent- 2-ol

C. isopentan D. pent- 4-ol

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: Hợp chất (CH3)2CHCH2C(CH3)3 có tên gọi là

A. 2,2,4-trimetylpentan B. 2,2,4,4-tetrametytan

C. 2,4,4-trimetyltan D. 2,4,4,4-tetrametylbutan

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: 2-metylbutan là tên gọi của hợp chất nào sau đây:

A. (CH3)2CHCH2CH3 B. (CH3)2CHCH3

C. CH3CHCH2CH2CH3 D. CH3-C(CH3)2-CH3

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: CTCT sau có tên gọi là :

*

A. 2,2,4-trimetyl pentan. B. 2,4-trimetyl petan.

C. 2,4,4-trimetyl pentan. D. 2-đimetyl-4-metyl

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 6: Tên gọi của CH2=C(CH2)CH2-CH3

A. 2-metylbut-1-en B. 2-metylbut-2-en

C. 2-metylbut-1-en D. 2-metylbut-2-en

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 7: Tên gọi 3,3-đimetylbut-1-en là của hợp chất nào:

A. CH2=CH-CH(CH3)-CH3

B. CH2=CH-C(CH3)2-CH3

C. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH3

D. CH2=CH2-C(CH3)2-CH3

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 8: Tên gọi của CH3 – C ≡ C - CH2 - CH3 là

A. 2- metyl- but- 2in B. Pent-3-in

C. But-2-in D. Pent-2-in

Lời giải:

Đáp án: D

Cách viết đồng phân của hợp chất hữu cơ

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

- Xác định độ bất bão hòa của phân tử hợp chất hữu cơ qua công thức:

Xét CTPT của hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyOzNtClu

Độ bất bão hòa:

*

Biết Δ = số π + số vòng từ đó xác định được dạng công thức của hợp chất.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Hợp chất X có CTPT C4H8. Xác định các đông phân cấu tạo của X

Hướng dẫn:

Ta có: Δ = (2.4+2-8)/2= 1 ⇒ có 1 lk π hoặc 1 vòng ⇒ có 2 dạng mạch cacbon:

- Mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử

+ Mạch chính 4C: C-C-C-C viết được 2 TH đồng phân vị trí nối đôi:

CH2 = CH-CH2 –CH3 và CH3 - CH=CH –CH3

*

- Mạch vòng và chỉ có liên kết đơn

*
*

Vậy có 5 đồng phân.

Bài 2: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H11O2ClN2 là

Hướng dẫn:

Độ bất bão hòa Δ = (5.2-11+2-1+1.2)/2 =1

Nên phân tử có 1 nối đôi hoặc 1 vòng

Bài 3: Số công thức tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C4H8 là

Hướng dẫn:

*

Bài 4: Số công thức tạo mạch có thể có ứng với công thức phân tử C5H10 là

Hướng dẫn:

*

Bài 5: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H7Cl là

Hướng dẫn:

*

Bài 6: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là

Hướng dẫn:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH ;

CH3 – CH2 – CH(OH) - CH3;

(CH3)2CH – CH2 – OH;

(CH3)3C – OH;

CH3 – CH2 – O – CH2 – CH3;

CH3 – O – CH2 – CH2 – CH3; CH3 – O – CH(CH3)2

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10 là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

Lời giải:

Đáp án: B

*

Bài 2: Số đồng phân mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là

A. 5 B. 2 C. 3 D. 4

Lời giải:

Đáp án: B

*

Bài 3: Số đồng phân mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C3H6Cl2 là

A. 5 B. 2 C. 3 D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

*

Bài 4: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C3H8O là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

Lời giải:

Đáp án: C

CH3 – CH2 – CH2 – OH; CH3 – CH(OH) – CH3; CH3 – O – CH2 – CH3

Bài 5: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H7N là

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4.

Lời giải:

Đáp án: B

CH3 – CH2 – NH2; CH3 – NH – CH3

Bài 6: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4O là

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4.

Lời giải:

Đáp án: C

CH3 – CH = O

Bài 7: Vitamin A có công thức phân tử là C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7 B. 6 C. 5 D.

Xem thêm: Top 10+ Địa Chỉ Mua Váy Đẹp Ở Hà Nội, Những Shop Bán Váy Đầm Đẹp Ở Hà Nội

4.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Lycopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số kết đôi đó có trong phân tử licopen là